PENTEST LÀ GÌ? PENTEST viết tắt của penetration testing là một công nghệ giúp giả lập các cuộc tấn công nhằm khai thác các lỗ hổng có thể có trong hệ thống. Mục đích của hệ thống giả lập PENTEST này để xác định bất kỳ điểm yếu nào trong hệ thống phòng thủ của hệ thống mà hacker có thể lợi dụng. Pentest có thể được thực hiện trên các hệ thống như máy tính, web, app điện thoại, ứng dụng và hạ tầng cloud, hoặc các đối tượng có thể kết nối với mạng và có khả năng bị tấn công. Khi thực hiện các cuộc tấn công, Pentester cần có được quyền truy cập của quản trị viên hệ thống hoặc phần mềm đó. Nếu không hành động xâm nhập sẽ bị coi là phạm pháp. Vì vậy PENTEST còn được biết đến với khái niệm khác là ethical hacking ( hack có đạo đức ). CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA PENTEST Hệ thống giả lập tấn công PENTEST thường hoạt động tuân theo những bước sau Thu thập thông tin về đối tượng để tạo nên chiến lưọc tấn công. Việc thu thập dữ liệu có thể thay đổi tuỳ theo phạm vi và mục tiêu của PENTEST. Xâm nhập hệ thống bằng các công cụ tấn công khác nhau dựa trên các thông tin mà họ thu thập được nhằm kiểm tra và rà soát các lỗ hổng. Động cơ của các cuộc tấn công có thể đến từ việc đánh cắp, thay đổi, xoá dữ liệu, tống tiền, hoặc đơn giản là làm tổn hại danh tiếng của tổ chức. Vì vậy phải thử các trường hợp khác nhau, xác định các công cụ và kỹ thuật tốt nhất để truy cập vào hệ thống, cho dù thông qua điểm yếu như SQL injection hay thông qua phần mềm độc hại, kỹ thuật xã hội hoặc thứ gì khác. Sau khi đã có quyền được quyền truy cập vào hệ thống, hệ thống giả lập các cuộc tấn công PENTEST phải duy trì kết nối đủ lâu để đạt được mục tiêu đánh cắp dữ liệu, sửa đổi dữ liệu hoặc lạm dụng chức năng. Đó là về việc chứng minh tác động tiềm tàng. CÁC LOẠI PENTEST Whitebox testing : trong hình thức này, các kĩ thuật viên được cung cấp đầy đủ thông tin, dữ liệu về mục tiêu trước khi tiến hành cuộc tấn công mô phỏng. Các thông tin có thể bao gồm: địa chỉ IP, các giao thức sử dụng hoặc là mã nguồn. Graybox testing : kỹ thuật viên của hệ thống PENTEST chỉ nhận được một phần thông tin của đối tượng tấn công ví dụ : mã URL, địa chỉ IP,… Blackbox testing: ở hình thức này các pentester sẽ không nhận được bất kỳ dữ liệu hay thông tin nào của đối tượng tấn công mà phải tự thu thập. MẶT TỐT VÀ MẶT HẠI KHI SỬ DỤNG PENTEST Với việc xã hội càng phát triển, tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cuộc tấn công trên không gian mạng càng ngày càng tăng. Vì vậy các công ty, tổ chức luôn có nhu cầu lớn về các cách họ có thể tìm ra và chông lại các cuộc tấn công qua không gian mạng, thế nên PENTEST là một sự lựa chọn vô cùng phù hợp đối với các tổ chức. Để hiểu rõ hơn , sau đây là những mặt tốt và mặt hại khi sử dụng PENTEST: Mặt tốt : Có thể xác định các lỗi phần mềm, lỗ hổng bảo mật đã biết và chưa biết , bao gồm cả các lỗi cực nhỏ mà bản thân lỗi đấy không gây ra nhiều lo ngại nhưng có thể gây ra thiệt hại đáng kể chẳng hạn như lỗi đấy có thể là một phần của mô hình tấn công phức tạp. PENTEST giúp doanh nghiệp phát hiện sớm các lỗ hổng bảo mật và khắc phục chúng trước khi bị khai thác. Điều này giúp giảm nguy cơ mất dữ liệu, giảm thiệt hại do sự cố an ninh và bảo vệ danh tiếng của doanh nghiệp PENTEST có thể tấn công bất kỳ hệ thống nào, bắt chước cách các hacker tấn công. PENTEST không chỉ bảo vệ thông tin khách hàng mà còn bảo vệ tài sản trí tuệ và dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp khỏi truy cập trái phép. Đây là bước quan trọng để đảm bảo rằng các dữ liệu nhạy cảm được bảo mật an toàn. Mặt hại: Tốn rất nhiều công sức, thời gia và cả tiền bạc Không thể ngăn chặn các lỗi, lỗ hổng một cách toàn diện. Quá trình Pentest có thể gây gián đoạn hoạt động kinh doanh, đặc biệt nếu không được lên kế hoạch kỹ lưỡng. Các hệ thống có thể bị tạm dừng hoặc hoạt động chậm lại trong quá trình kiểm thử Nếu Pentest không được thực hiện đúng cách, nó có thể tạo ra các lỗ hổng mới hoặc làm lộ thông tin nhạy cảm. Điều này đòi hỏi phải có các biện pháp bảo mật nghiêm ngặt trong suốt quá trình kiểm thử KHI NÀO CẦN THỰC HIỆN PENTEST DỊCH VỤ PENTEST Trước khi triển khai hệ thống: Thực hiện PENTEST ngay trước khi hệ thống hoặc ứng dụng được đưa vào sử dụng chính thức giúp phát hiện và khắc phục các lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn Sau khi nâng cấp hoặc có thay đổi cơ cấu phần mềm: Bất kỳ thay đổi lớn nào trong hệ thống, như cập nhật phần mềm, thay đổi cấu trúc mạng, hoặc thêm các tính năng mới, đều có thể tạo ra lỗ hổng mới. PENTEST giúp đảm bảo rằng các thay đổi này không làm giảm mức độ bảo mật Định kỳ thực hiện PENTEST: thực hiện PENTEST định kỳ